Tâm thư kêu gọi Xây dựng văn hóa – đạo đức Anh Phát: Giá trị cốt lõi mang tới thành công

Tâm thư kêu gọi Xây dựng văn hóa – đạo đức Anh Phát: Giá trị cốt lõi mang tới thành công

azmin

25/03/2021

Sau 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Tổng Công ty ĐTXD và TM Anh Phát đã lớn mạnh và phát triển không ngừng. Thị phần được mở rộng khắp cả nước và vươn ra quốc tế. Trong quá trình hoạt động của Tổng Công ty, Ban lãnh đạo luôn đặt ra định hướng, tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của doanh nghiệp tới toàn thể Cán bộ công nhân viên (CBCNV).

Để hoàn thành được xứ mệnh của Tổng Công ty, các đơn vị thành viên, từng   CBCNV đã cùng chung tay xây dựng một doanh nghiệp giàu về văn hóa – đạo đức ứng xử giữa con người với con người. Văn hóa – đạo đức từ những việc đơn giản nhất, đến việc khó khăn nhất; văn hóa – đạo đức từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất.

Để đóng góp xây dựng  toàn hệ thống, cũng như từng CBCNV có cuộc sống tốt đẹp hơn, văn minh hơn, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với Công ty, với quê hương đất nước, với bạn bè, đồng nghiệp bốn phương trời như trách nhiệm với chính bản thân mình.

Vậy chúng ta cần phải làm gì để  “Giàu về văn hóa – đạo đức”?

Chúng ta hãy nhìn vào những người có văn hóa – đạo đức. Giàu văn hóa – đạo đức, thì cuộc sống của họ sẽ hạnh phúc hơn, tao nhã hơn, được nhiều người quý trọng và mến mộ hơn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – Người anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới; Tư tưởng, tác phong, văn hóa – đạo đức của Người được cả thế giới kính phục; là tấm gương sáng cho tất cả các thế hệ chúng ta. Anh hùng dân tộc – Thái Tổ cao Hoàng đế Lê Lợi  đã mang tài sản của gia đình mình để chiêu hiền đãi sỹ, dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh giữ gìn bờ cõi; Phan Bội Châu, Nguyễn Bỉnh Khiêm… và biết bao Kẻ sỹ, văn nhân, anh hùng, hào kiệt đã để lại cho hậu thế những  những lời dạy về cách đối nhân, xử thế giữa cuộc đời.

Gần với chúng ta, còn có các doanh nhân như Trịnh Văn Bô là thương nhân Việt Nam thế kỷ XX; Ông là Nhà tư sản dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng (Năm nghìn một trăm bốn mươi bảy lượng vàng) gấp đôi ngân khố của Chính phủ lúc bấy giờ. Trong thời hiện đại, một số doanh nhân đang thể hiện rất tốt văn hóa – đạo đức, ứng xử; đã giúp đỡ  nhiều người neo đơn, cô quạnh. Trong Tổng Công ty  chúng ta, những gương sáng về văn hóa- đạo đức cũng đã và đang xuất hiện  ngày càng nhiều; xong,  chưa thực sự được như kỳ vọng.

Thông điệp mà Tổng Công ty mong muốn chuyển tải là;

Cân bằng giữa Đạo đức kinh doanh và Lợi nhuận kinh tế

Câu chuyện về chiếc máy HFO của doanh nhân người Nhật (gốc Việt) giúp hồi sinh cho hàng nghìn trẻ sinh thiếu tháng tại Nhật Bản, đã đem lại cho ông Trần Ngọc Phúc một vinh dự vô cùng lớn lao. Cuộc đời của Ông đã gắn liền với những hạt mầm nhân sinh. Khi đó, vào những năm 1950 – 1960 đất nước liên tục biến động, gia đình  Ông cũng gánh chịu chung những cơn sóng lớn. Mặc dù còn nhỏ, song cậu bé Trần Ngọc Phúc đã cảm nhận được những thử thách khắc nghiệt mà cha mẹ của cậu đang phải chèo chống, để bảo vệ gia đình. Măc cho các thử thách có khắc nghiệt đến đâu, cha, mẹ cậu cũng chưa bao giờ từ bỏ sự thiện lương, sự kiên cường và lòng tự trọng của những con người xuất thân từ những gia đình gia phong, nề nếp; và giờ đây Ông đã thành công lớn trên đất nước Nhật Bản.

Đồng tác giả cuốn sách “Bí ẩn Đặng” do nhà xuất bản Crayon Vert của Pháp ấn hành năm 2008, độc giả bị lôi cuốn bởi ông Đặng Văn Nha, một người đàn ông Việt Nam nhỏ bé, từ hai bàn tay trắng đi lên và đã xây dựng được một sản nghiệp trị giá gần 6 tỷ USD. Tuổi thơ của Ông chứa đầy sóng gió; cha mất sớm, khi ông mới 17 tháng tuổi, ông được một gia đình người Việt cưu mang trong nhiều tháng trước khi quay lại sống với mẹ đẻ! Khi trưởng thành, ông nhận ra: Thoát nghèo đối với ông không còn con đường nào khác là phải tự vươn lên. Từ đó, Ông luôn tự mình học tập, luôn khiêm tốn, nhã nhặn, giờ đây ông là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Mỏ Nam Thái Bình Dương (SMSP).

Những câu chuyện trên, cho chúng ta thấy: Người có văn hóa – đạo đức, có nghị lực … họ sẽ tồn tại. Đó là quy luật bất biến!

Trên thế giới, những quốc gia có văn hóa – đạo đức, được nhân loại  công nhận như: Singapore, Nhật Bản, Pháp, Đức, Thụy Sỹ…Ở đó, cuộc sống công dân nước họ luôn tiến bộ và là mục tiêu mà đất nước chúng ta hướng tới.

Để hoàn thành sứ mệnh của mỗi người, văn hóa – đạo đức là cánh cửa đầu tiên cũng là mốc cuối cùng khi con người đi về thế giới khác! Đó làm kim chỉ Nam để  chúng ta lớn mạnh một cách vững chắc. Chúng ta tin rằng “Kiên định, luôn luôn có trong mỗi người” và hãy tin rằng “Đi là sẽ đến, không nên để khoảng cách, mà phải tự tin với chính mình”. Bàn về văn hóa- đạo đức, nhà văn Nam Cao có viết: “ Người đàn ông mạnh mẽ nhất không phải là người đứng trên vai người khác, mà là người có thể nâng đỡ người khác trên vai mình”

Chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình: văn hóa – đạo đức; Đừng đánh mất văn hóa – đạo đức ngay cả khi khổ cực, cùng đường nhất. Không bao giờ đánh đổi văn hóa – đạo đức lấy vật chất bằng bất kỳ giá nào; ngay cả khi chúng ta trở nên thành công,  giàu có. Có như vậy khối tài sản ấy mới có thể bền vững với chúng ta. Tấm gương của những  doanh nhân, chính trị gia; những doanh nghiệp, đơn vị có văn hóa – đạo đức… đều  là nền móng vững chắc cho thành công và sự lan tỏa của tiếng thơm năm tháng lưu truyền.

( hình minh họa về văn hóa đạo đức)

Chúng ta  tin rằng: Những doanh nhân với thời ấu thơ cơ cực, thậm chí tật nguyền   như ông Bill Gates ( người sáng lập ra tập đoàn Microsoft), ông Jack Ma ( tỷ phú Trung Quốc với thương hiệu bán hàng Alibaba) và nhiều người thành công khác…. đã dùng phần lớn khối tài sản của mình đề làm từ thiện, “ Lấy của xã hội, trả lại cho xã hội”  họ chắc chắn không chỉ được thế hệ hiện tại biết đến, mà kể cả  khi họ về với thiên nhiên, thì tên tuổi của họ đâu đó vẫn bay bổng muôn đời.

Ngược lại, ở những chính trị gia, những doanh nhân, doanh nghiệp chỉ biết cho mình, hoặc văn hóa – đạo đức thấp kém. Chúng ta nhìn thấy ở  họ có gì không? Nếu có: chỉ là trong chốc lát, hoặc thoáng qua rồi  trả lại cho đời.

Tự mình, chúng ta so sánh thì thấy rất rõ: Giàu có, mà giàu văn hóa – đạo đức, thì sẽ giàu bền vững, còn không có văn hóa – đạo đức, những gì chúng ta có chỉ là chớp nhoáng hoặc chỉ là thứ đi vay, mượn tạm bợ mà thôi.

Vì vậy, bằng những lời tâm huyết này, bắt đầu từ chính tôi cùng với tất cả mọi người hãy kiên định, lựa chọn cho mình con đường “Văn hóa – đạo đức Anh Phát“. Qua nhiều năm lãnh đạo, chỉ đạo và trên còn đường đi có những lúc vô cùng khó khăn, gian nan thậm chí gặp bế tắc; và cũng có những thời điểm thuận lợi, tôi mới ngộ ra rằng:  Văn hóa – đạo đức là cốt lõi của cuộc sống, là tài sản vô giá đối với mỗi cá nhân, tập thể. Có và giàu văn hóa – đạo đức giúp khai thông nhãn quan cho chúng ta; có tầm nhìn sâu rộng, linh hoạt, sáng suốt và bỏ được tính ích kỹ nhỏ nhoi, đố kỵ, tầm thường.   Một con người nếu không có văn hóa – đạo đức sẽ luôn bị khinh rẻ, không bao giờ phát triển được bản thân; một gia đình nếu không có văn hóa – đạo đức sẽ trở nên đổ vỡ, một công ty – doanh nghiệp nếu không có văn hóa – đạo đức sẽ không thành công hoặc sụp đổ sớm.

Xây dựng văn hóa – đạo đức bằng cách nào:

Để làm giầu chỉ cần một số năm, một số tháng, thậm chí gặp may chỉ cần một ngày, một giờ! Nhưng để có văn hóa đạo đức, để giàu văn hóa- đạo đức, phải nuôi dưỡng, tích lũy  cả cuộc đời, thậm chí phải nhiều thế hệ nối truyền mới có.

Chúng ta hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất: Trong Ngôi nhà Anh Phát, “Lúc hữu sự cả trăm người như một”;  coi đồng nghiệp như anh em ruột thịt, mọi vui buồn luôn đồng cảm sẻ chia. Với khách hàng, với đối tác: Phải tôn trọng, lịch sự , thân thiện, cởi mở. Một cái bắt tay chân thành, một ánh mắt trìu mến, một nụ cười đôn hậu… sẽ khiến cho người tiếp xúc  với mình thêm tin tưởng, thiện cảm, và hợp tác.

Do vậy, vì trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với doanh nghiệp, gia đình và trách nhiệm với chính bản thân mình, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty mong muốn tất cả các CBCNV trên toàn hệ thống không ngừng học hỏi, tu dưỡng rèn luyện, nâng cao văn hóa – đạo đức ứng xử vì một Tổng Công ty phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm